Khám phá hệ thống treo đặc biệt của Ford GT

Ra mắt vào năm 2016, Ford GT thương mại thế hệ thứ hai đã làm giới mê xe không khỏi bất ngờ với thiết kế “mê hoặc” cùng hiệu năng và công nghệ ấn tượng. Tất cả các công nghệ sử dụng trên xe đều được lấy từ chiếc Ford GT LM giành chiến thắng phân khúc tại Le Mans 24h năm 2016. Nổi bật trong số đó là hệ thống treo với cấu trúc đặc biệt, giúp xe có khả năng nâng hạ gầm trong “tích tắc”.

2016-Ford-GT-No-68-Le-Mans-win-1024x512.jpg

Ra mắt vào năm 2015 nhưng đến cuối năm 2016, chiếc xe mới chính thức đi vào sản xuất với số lượng giới hạn chỉ 250 chiếc mỗi năm. Ford trang bị cho GT động cơ EcoBoost V6 dung tích 3.5 lít tăng áp kép. Khối động cơ này lại có công suất cực đại lên đến hơn 640 mã lực và mô-men xoắn cực đại lên đến 746 Nm. Sức mạnh này được truyền đến bánh sau thông qua hộp số Getrag 7 cấp, nhờ đó, xe có thể đạt 100 km/h từ vị trí đứng yên trong 2,8 giây, tốc độ tối đa hơn 350 km/h. Với thiết kế nhỏ gọn và được cắt bớt các chi tiết dư thừa, Ford GT chỉ nặng vỏn vẹn 1.385 kg.

Nói về hệ thống treo của xe, Ford đã lần đầu tiên trang bị cho một chiếc xe thương mại của mình hệ thống treo Multimatic DSSV với sự kết hợp của cả hệ thống treo lò xo và thanh xoắn. Việc trang bị hệ thống kiểu này sẽ giúp xe có được nhiều cấu hình, độ cứng giảm xóc khác nhau, tùy vào chế độ lái. Thay vì sử dụng lồng cuộc truyền thống, Ford đã áp dụng sự kết hợp của lò xo giảm chấn, đũa đẩy được vận hành bởi thanh xoắn. Không chỉ mang lại nhiều chế độ giảm chấn khác nhau, hệ thống treo này cũng gọn hơn và nằm sau vào bên trong xe, giúp Ford thiết kế được những được nét mà chúng ta thấy bên ngoài của mẫu siêu xe này.

Ford_GT_suspension.png

Mỗi bánh xe sở hữu hai bộ lò xo được lắp song song, nhờ vậy chúng chịu lực chỉ bằng một nửa so với việc sử dụng một lò xo liền. Mặt khác, kiểu bố trí này đơn giản là mang đến hai độ cứng khác nhau. Để tạo nên nhiều chế độ giảm xóc, hệ thống treo cũng bao gồm các thanh xoắn, cơ cấu chấp hành, cò mổ được điều khiển bởi hệ thống các chế độ lái của xe. Khi hệ thống treo ở chế độ tiêu chuẩn (thường là chế độ lái Wet và Normal), cả hai lò xo giảm xóc đều được sử dụng riêng biệt, tạo nên cảm giác “mềm” hơn. Khi chuyển sang chế độ Sport, chế độ giảm chấn của hệ thống DSSV sẽ được kích hoạt ở chế độ cứng hơn nhưng bộ lò xo kép vẫn được giữ nguyên.

2017-ford-gt-suspension-jpg.jpg

Thiết lập cuối cùng được dùng cho hai chế độ Track và Vmax. Ở chế độ này, hai lò xo sẽ được “khóa” lại với nhau, tạo ra độ cứng giảm xóc gấp đôi cho từng bánh xe. Mặt khác, hai chế độ này cũng làm giảm chiều cao xe đi 50 mm, làm cho khoảng sáng gầm chỉ còn khoảng 70 mm. Bộ giảm chấn được hoạt động ở chế độ cứng nhất. Về mặt khí động học, chế độ Track sẽ nâng cánh gió và đóng hốc gió trước trong khi chế độ Vmax lại nâng cánh gió một góc nhất định và mở hốc gió.

Ford_GT-1024x569.jpg

Thực tế, ở thiết lập hệ thống treo Track và Vmax, hệ thống này giống như một khung gầm hoàn toàn khác. Chiều cao hành trình, độ cứng lò xo và giảm chấn đều được tối ưu hóa để đạt hiệu năng tối đa mà không ảnh hưởng đến sự thoải mái của chế độ Normal hoặc Sport. Bạn sẽ nhận được hệ thống treo dành cho xe đua được gắn trên một chiếc xe mà bạn vẫn có thể lái trên đường công cộng để đến và đi từ đường đua. Thậm chí còn có chế độ Comfort giúp làm mềm hơn nữa bộ giảm chấn ở chế độ Normal cho những cung đường đặc biệt xấu.

this-ford-gt-has-100000-mystichrome-paint-looks-like-a-chameleon_2.jpg

Khác với các hệ thống treo khí nén có thể điều chỉnh độ cao của xe, hệ thống treo sử dụng bộ chấp hành của Ford GT giúp nó có khả năng nâng/hạ gầm xe trong tích tắc, không phải chờ khí bơm vào buồng chứa như các hệ thống treo khác. Thời gian mà mẫu xe này hoàn thành quá trình nâng/hạ gầm chỉ khoảng vài giây, trong khi đó, McLaren P1 có chức năng tương tự, tốn đến 21 giây để hoàn thành. Mặt khác, sử dụng hệ thống treo loại này cũng giúp các thành phần tạo nên ít hơn, gọn hơn cũng như nhẹ hơn rất nhiều so với kiểu treo khí nén thông thường.

Tổng hợp

Trả lời

Top
Vehicle added!
The vehicle is already in the wishlist!