Những thông tin cơ bản cần biết về túi khí

Theo thống kế của Ủy ban An toàn giao thông nước Mỹ, túi khí ô tô đã cứu được hơn 25 ngàn người khi xảy ra tai nạn trên khắp nước Mỹ trong vòng 21 năm. Túi khí giúp giảm nguy cơ thương vong cho người lái khi xảy ra tai nạn bất ngờ. Túi khí là một trong các hệ thống an toàn đầu tiên có mặt trên xe ô tô. Lịch sử túi khí xe hơi bắt đầu từ năm 1941 khi túi khí được phát minh bởi kỹ sư người Đức – Walter Linderer. Oldsmobile Toronado là mẫu xe ô tô đầu tiên có tuỳ chọn túi khí. Năm 1981, Mercedes S-Class được trang bị túi khí với nhiều chức năng hoàn thiện hơn. Năm 1994, Volvo 850 lần đầu tiên đưa vào danh mục tùy chọn các vị trí lắp đặt túi khí bên thành xe và túi khí bảo vệ vai. Không lâu sau đó, chính phủ Mỹ đã yêu cầu ô tô chở người phải lắp đặt túi khí kép phía trước.

Túi khí ô tô là gì?

Túi khí ô tô (tiếng Anh là Supplemental Restraint System – viết tắt SRS) là một hệ thống an toàn hạn chế va đập bổ sung, giúp bảo vệ người lái và hành khách, giảm thiểu các chấn thương khi xe xảy ra va chạm mạnh. Túi khí được lắp đặt ẩn ở một số vị trí bên trong xe. Khi xe xảy ra va chạm, ngay lập tức túi khí sẽ được kích hoạt căng phồng để bảo vệ người lái và hành khách.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-tui-khi-1024x768.jpg

Túi khí có thực sự cần thiết?

Ví dụ như xe ô tô đâm trực diện từ phía trước vào một vật thể cố định ở vận tốc 60 km/h. Ngay sau va chạm, xe sẽ ngừng dịch chuyển. Tuy nhiên, khi này người ngồi trong xe sẽ vẫn tiếp tục lao thẳng về trước với tốc độ cao do quán tính, dẫn đến bị va đập mạnh vào các vật thể phía trước. Nếu người ngồi có thắt dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển có thể giảm dần. Nhưng trong các trường hợp xe bị va chạm mạnh, dây an toàn không thể bảo vệ người ngồi tránh khỏi va đập. Do đó, nếu có thêm túi khí đỡ phía trước hay bên hông thì lực va đập sẽ được giảm thiểu đáng kể. Ví dụ như túi khí phía trước người lái sẽ giúp hạn chế lực va đập phần ngực và phần đầu vào vô lăng.

Cấu tạo túi khí ô tô bao gồm các hệ thống cảm biến như: cảm biến trọng lượng (lắp đặt ở ghế ngồi), cảm biến va chạm, cảm biến tốc độ, cảm biến gia tốc,… Cùng với đó là túi chứa khí được xếp gọn ở các vị trí nhất định, bộ phận kích nổ, bộ bơm khí và bình khí.

Nguyên lý hoạt động của túi khí

Khi xe va chạm, các cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECU. Nếu va chạm vượt quá giá trị quy định, ECU sẽ truyền tín hiệu cho phép bộ phận kích nổ túi khí hoạt động. Khi này ngòi nổ sẽ được đánh lửa đốt chất mồi lửa, tạo ra một lượng khí lớn làm căng phồng túi khí. Trước đây, túi khí ô tô từng được bơm bằng khí nén. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nhận thấy nó hoạt động không được hiệu quả. Vì thế, sau đó đã thay bằng phản ứng hóa học Natri, nghĩa là khi được tích điện nó sẽ bơm phồng túi khí trong thời gian chỉ khoảng 30 mili-giây.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-tui-khi-5_result-740x1024.jpg

Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Khi nhận được lệnh kích hoạt từ bộ điều khiển ECU, chất mồi lửa được đốt cháy, sản sinh ra khí Hydro, Oxy. Lúc này lượng khí được sinh ra lớn trong một diện tích chật nên ép túi khí nhanh chóng căng phồng. Người ta ví quá trình này còn nhanh hơn 5 lần tốc độ chớp mắt thông thường của con người. Toàn bộ quá trình bung túi khí được diễn ra với vận tốc 320 km/h, chỉ trong 0,04 giây tất cả các túi khí đều được bơm căng.

Ngay sau đó, khí trong túi khí sẽ lập tức thoát ra qua các lỗ xả phía sau khiến túi khí tự xẹp đi nhanh chóng. Điều này giúp làm giảm lực tác động lên túi khí, đồng thời giúp người lái dễ quan sát phía trước, dễ cử động để thoát ra khỏi xe.

Các loại túi khí trên ô tô

Tùy vào loại xe và phân khúc được hướng tới, các nhà sản xuất sẽ trang bị số lượng và vị trí túi khí cho mẫu xe đó khác nhau.

Túi khí phía trước: Đây là loại túi khí phổ biến nhất. Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu và phần ngực người ngồi khi xe va chạm trực diện. Túi khí sẽ được kích hoạt trong phạm vi góc đâm thường từ 30 độ tính về cả hai bên đầu xe. Thiết bị được kích nổ nếu mức độ va đập ở phía trước vượt quá giới hạn khi va chạm vào các vật thể cố định và không biến dạng. Trong trường hợp va chạm với các vật có thể dịch chuyển như các xe đang đậu đỗ… thì giới hạn vận tốc để kích nổ sẽ lớn hơn.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-tui-khi-6.jpg

Túi khí sườn (hông, rèm): Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần ngang đầu và phần ngang ngực người ngồi khi va chạm từ bên hông. Túi khí hông được kích hoạt khi chịu tác động từ hai bên thân xe hoặc khi nhiệt độ trong xe đạt ngưỡng trên 150 độ C (trường hợp tự hủy của túi khí khi xe bị cháy). Túi khí sườn có 3 loại hình chính là túi khí bảo vệ ngang ngực (túi khí hông), bảo vệ ngang đầu (túi khí rèm) và túi khí kết hợp cả hai.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-tui-khi-8.jpg

Túi khí đầu gối: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần khớp gối của người ngồi khi xe va chạm trực diện.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-tui-khi-1.jpg

Túi khí trên dây đai an toàn: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần ngực của người ngồi.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-tui-khi-7-1024x576.jpg

Túi khí trần xe: Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu của người ngồi.

nhung-thong-tin-co-ban-ve-tui-khi-9-1024x576.jpg

Trên các dòng xe ô tô hiện đại ngày nay, số túi khí tối thiểu thường là 2, gồm túi khí phía trước cho ghế lái & ghế hành khách phía trước. Những dòng xe hatchback cỡ nhỏ giá rẻ như xe Hyundai i10, Toyota Wigo, Kia Morning… thường có 2 túi khí. Đa phần các dòng xe phổ thông còn lại có 6 túi khí gồm: 2 túi khí phía trước cho ghế lái & ghế hành khách phía trước, 2 túi khí bên hông phía trước, 2 túi khí rèm. Một số mẫu xe phổ thông cao cấp được nhà sản xuất đầu tư hơn như Mazda 3, Toyota Camry, Toyota Innova, Ford Everest, Ford Ranger… hay các dòng xe hạng sang sẽ có khoảng 7 túi khí gồm: 2 túi phía trước cho ghế lái & ghế hành khách phía trước, 2 túi khí bên hông phía trước, 2 túi khí rèm và 1 túi khí đầu gối ghế lái.

Giá túi khí xe hơi

Giá thay túi khí ô tô tuỳ thuộc vào loại túi khí và mẫu xe. Ví dụ như túi khí phía trước ghế lái (hay túi khí vô lăng) có giá bán dao động từ 2,5 – 8 triệu đồng trong khi giá túi khí phía trước ghế phụ dao động từ 2 triệu – 7 triệu đồng.

Hướng dẫn tự thay túi khí ô tô

Túi khí ô tô chỉ sử dụng được 1 lần, nghĩa là sau khi bung túi khí sẽ không hoạt động được nữa. Do đó cần thay túi khí mới. Hạn sử dụng túi khí thường từ 10 – 15 năm, nếu quá thời hạn này, túi khí cũng cần được thay mới.

Các bước thay túi khí ô tô như sau:

Bước 1: Tắt động cơ xe và ngắt kết nối dây cáp âm.

Bước 2: Đợi khoảng 15 – 20 phút để bộ phận tụ điện mô-đun của túi khí đã được ngắt hoàn toàn.

Bước 3: Ngắt cầu chí túi khí để đảm bảo an toàn, tránh bị giật hoặc túi khí đột ngột hoạt động. Có thể tham khảo về phần cầu chì trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.

Bước 4: Tháo các ốc vít tai cột vô lăng, tháo túi khí cũ ra, nối túi khí mới vào dây điện, rồi đặt về vị trí cũ, vặn lại ốc vít.

Bước 5: Nối lại dây âm vào vị trí ban đầu, kích hoạt cầu chì hoạt động trở lại.

Nếu không am hiểu về kỹ thuật ô tô tốt nhất bạn nên đưa xe đi thay túi khí tại các garage chính hãng hay các xưởng sửa chữa xe lớn bên ngoài.

Tổng hợp

Trả lời

Top
Vehicle added!
The vehicle is already in the wishlist!